VẢI KHÔNG DỆT là gì? Tất cả thông tin và ứng dụng chi tiết

Nội dung bài viết

  • 1.Vải không dệt là gì? 
  • 2.Ưu và nhược điểm của vải không dệt
  • 2.1 Ưu điểm
  •  2.2 Nhược điểm
  • 3.Các loại vải không dệt
  • 4.Ứng dụng nổi bật của vải không dệt
  • 4.1 Sản xuất túi vải không dệt
  • 4.2 Làm vải dầu, vải bao phủ vận chuyển
  • 4.3 Sản xuất bộ lọc chất lỏng và túi lọc
  • 4.4 Vật liệu cách nhiệt, cách âm
  • 4.5 Mặt nạ dùng trong y tế
  • 4.6 Dùng làm gối, lõi nệm và đệm bọc
  • 5.Quy trình sản xuất vải không dệt
  • 5.1 Tạo màng
  • 5.2 Xếp màng xơ
  • 5.3 Liên kết 
  • 5.4 Hoàn thiện
  • 6.Vải không dệt có bền không? 
Vải không dệt đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Có thể áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Ngoài thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối khi sử dụng túi vải không dệt còn rất nhiều ưu điểm nổi bật.
 
Vải không dệt
Vải không dệt
 
Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hãy cùng KOS Shop đọc qua bài viết này, để hiểu rõ vải không dệt là gì? được ứng dụng linh hoạt ra sao nhé!

1.Vải không dệt là gì? 

Vải không dệt (non-woven fabric) là loại vải được sản xuất bằng quá trình cơ học, nhiệt hoặc hóa học, nhưng không được dệt và không cần chuyển sợi thành sợi, vì các mạng sợi được liên kết với nhau do ma sát vốn có từ sợi này sang sợi khác.
 
Vải không dệt là loại vải được thiết kế theo nhu cầu ứng dụng có thể sử dụng một lần, tuổi thọ hạn chế hoặc rất bền.
 
Hình ảnh vải không dệt
Hình ảnh vải không dệt
 
Thành phần nguyên liệu sử dụng trong sản xuất vải không dệt chủ yếu là polypropylene (PP) và polyester (PET). Ngoài ra còn có:
  • Nylon (PA)
  • Sợi Viscose
  • Sợi Acrylic
  • Sợi Polyethylene (HDPE) 
  • Sợi Clo (PVC)

2.Ưu và nhược điểm của vải không dệt

Vải không dệt là loại vải có tính ứng dụng cao trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, vậy ưu nhược điểm của vải không dệt là gì? Cùng tìm hiểu nội dung sau đây nhé!
 
Ưu và nhược điểm của vải không dệt
Ưu và nhược điểm của vải không dệt

2.1 Ưu điểm

Vải không dệt rất thân thiện với môi trường vì có khả năng tự phân hủy ngoài môi trường rất cao. Có thể tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người.
 
Có màu sắc đồng nhất do vải không dệt không phải trải qua quá trình nhuộm màu lên vải. Vậy nên, màu sắc ở vải không dệt luôn được đồng bộ, ngay cả khi được chiếu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. 
 
Thành phần chủ yếu là nhựa polypropylene nên có trọng lượng rất nhẹ. Ngoài ra, do được hình thành từ các sợi nóng chảy nên sản phẩm có độ mềm mịn cao.
 
Có thể dễ dàng in ấn trên vải không dệt, loại vải này có khả năng bám màu tốt, thể hiện rõ nét các chi tiết in ấn. Nhưng việc in ấn trên vải không dệt đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
 
Đặc biệt an toàn khi sử dụng, vải không dệt không có thành phần độc hại. Được hình thành từ những sợi nhựa, không nhuộm màu, có tính năng ổn định không mùi và không gây kích ứng trên da.
 
Tính năng thoát nước và thoáng khí tốt vải không dệt có khả năng chống thấm nước, cho phép gió lưu thông qua các lớp vải. Vậy nên, thường xuyên được ứng dụng sản xuất những sản phẩm chống nước.

 2.2 Nhược điểm

Loại vải này không thể giặt như các loại vải không dệt khác vì quá trình sản xuất đặc biệt nên trong một số trường hợp vải không dệt khó có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần.
 
Nhược để lớn nhất của vải không dệt là dễ bắt lửa do vải được hình thành từ các sợi nhựa nên dễ bị nóng chảy hoặc bắt lửa vì vậy bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng nhé!

3.Các loại vải không dệt

Các loại vải không dệt

Các loại vải không dệt

Bạn cũng có thể biết: Hiện nay Vải dù cũng đang rất phổ biến, cùng KOS khám phá những đặc điểm NỔI BẬT nhất của loại vải này nhé!

Tùy thuộc vào tỉ lệ các thành phần nguyên liệu tạo thành sẽ phân loại thành các loại vải không dệt khác nhau như sau: 
  • Vải không dệt Spunlace: Được tạo ra trong quy trình kỹ thuật hiện đại sản xuất trực tiếp từ các miếng polyme, các xơ ngắn và các filament. 
  • Vải không dệt Stitch: Là một loại khác của vải không dệt khô thông qua quá trình đan hoặc đùn các sợi lại với nhau để tạo thành một lớp vải mà không cần sử dụng kim hoặc sợi kéo.
  • Vải không dệt liên kết nhiệt: Sản xuất theo quy trình thêm chất liệu phụ dạng sợi hoặc dính vào mạng sợi, tiếp theo gia cố tạo thành vải qua quá trình làm mát và gia nhiệt.
  • Vải không dệt Pulp airlaid: Là phương pháp sử dụng công nghệ dòng khí để kết tụ các sợi trên màng lưới, sau đó được gia cố thêm tạo thành vải.
  • Vải không dệt ướt: Loại vải được tạo ra từ sợi trong dung dịch nước, những sợi vải được gia cố thành vải ở trạng thái ướt mà không phải thông qua quá trình đan hoặc đùn.
  • Vải không dệt Spunbond: Hình thành bằng cách nung chảy và ép các sợi tổng hợp, sau đó được liên kết bằng các phương pháp kết dính, cơ học, hóa học hay liên kết nhiệt.
  • Sản phẩm không dệt Meltblown: Sợi polymer nóng sẽ được đùn qua khuôn thẳng có lỗ nhỏ để tạo sợi, sau đó ép lại để tạo thành lớp vải siêu mỏng với khả năng lọc tốt.
  • Sản phẩm không dệt dập kim: Là một loại vải không dệt khô, loại vải này được tạo ra bằng cách đâm kim qua các sợi để kết nối chúng lại.
Vậy bạn có muốn biết thêm về vải gió không?Tham khảo qua những thông tin mà KOS chia sẻ cho bạn nhé!

4.Ứng dụng nổi bật của vải không dệt

Hiện nay vải không dệt được ứng dụng đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và một số ứng dụng nổi bật của vải không dệt như sau:

4.1 Sản xuất túi vải không dệt

Một ứng dụng rất hữu ích trong đời sống của vải không dệt đó là sản xuất túi vải không dệt. Các loại túi vải không dệt được sản xuất đa dạng kích cỡ, thường xuất hiện rất nhiều trong những chuỗi siêu thị hay cửa hàng quần áo lớn tại Việt Nam. 
 
Túi vải không dệt
Túi vải không dệt
 
Việc này giúp giảm khả năng sử dụng rác thải nhựa, vì thời gian tự phân hủy của túi vải là 90 ngày, ngắn hơn túi nilon đến 300 lần. 

4.2 Làm vải dầu, vải bao phủ vận chuyển

Vải dầu là một vật liệu được tạo ra có tính kháng nước và chống thấm dầu. Loại vải này thường được ứng dụng để sản xuất balo chống nước, túi chống nước hay ứng dụng trong lớp vải bên trong những loại vali hiện nay.
 
Làm vải dầu, vải bao phủ vận chuyển
Làm vải dầu, vải bao phủ vận chuyển
 
Ngoài ra còn được sử dụng trong vận tải để ngăn bụi, mưa, bao phủ để bảo vệ hàng hóa cho xe tải và xe container. 
 
Nếu bạn muốn trải nghiệm loại vải này, cùng đến website của KOS để tham khảo những mẫu balo chống nước thiết kế tiện dụng nhất.

4.3 Sản xuất bộ lọc chất lỏng và túi lọc

Do tính chất mỏng nhẹ, thoát nước và có thể sử dụng một lần nên vải không dệt được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất bộ lọc không khí và nước, đóng góp vào việc cải thiện và bảo vệ sức kháng của con người.
 
Túi lọc cà phê
Túi lọc cà phê 

4.4 Vật liệu cách nhiệt, cách âm

Các vật liệu cách nhiệt bằng vải không dệt được sử dụng trong sản xuất ô tô để giảm tiếng ồn từ đường và cách nhiệt chống nhiệt độ ngoài trời, cải thiện hiệu suất và thoải mái cho hành khách.
 
Vật liệu cách âm
Vật liệu cách âm
 
Trong ngành xây dựng, vải không dệt được ứng dụng trong việc tạo lớp cách nhiệt cho các sản phẩm như cửa sổ, cửa ra vào và tường.

4.5 Mặt nạ dùng trong y tế

Nhờ tính năng kháng khuẩn, khả năng lọc cao và thoáng khí, vải không dệt là nguyên liệu lý tưởng để tạo ra các loại mặt nạ y tế. Chúng giúp ngăn chặn vi khuẩn và vi rút, bảo vệ cả người mang mặt nạ và người khác khỏi các bệnh truyền nhiễm. 
 
Mặt nạ y tế
Mặt nạ y tế

4.6 Dùng làm gối, lõi nệm và đệm bọc

Vải không dệt có cấu trúc sợi mềm mại tạo cảm giác êm ái và thoải mái khi sử dụng, khả năng cách nhiệt tốt không gây nóng và linh hoạt về kiểu dáng nên có tính ứng dụng cao trong việc sản xuất gối, nệm. 
 
lõi gối,nệm
Lõi gối, nệm

5.Quy trình sản xuất vải không dệt

Nguyên liệu cơ bản để sản xuất vải không dệt là xơ công nghiệp giấy, xơ công nghiệp dệt và filament.

5.1 Tạo màng

Sử dụng phương pháp ướt hoặc phương pháp khí và kết hợp máy chải để có thể tạo màng. Hoặc có thể sử dụng phương pháp khác như SB, MB hay kéo màng tốc độ cao, …

5.2 Xếp màng xơ

Sau đó, các sợi tổng hợp sẽ được xếp lớp ngang rồi kéo dãn ở trên máy. Sau cùng sẽ được trộn và uốn thành các màng xơ.

5.3 Liên kết 

Trong bước tiếp theo, phương pháp liên kết màng xơ có thể  là xuyên kim, rối thuỷ lực, hóa học hay thậm chí là sóng siêu âm, kết dính nhiệt,... Mỗi cách làm sẽ giúp cho sản phẩm có các đặc tính khác nhau.

5.4 Hoàn thiện

Tùy vào yêu cầu của người dùng về sản phẩm mà bước hoàn thiện cần tráng phủ, dập nổi, in, hay dát mỏng.

6.Vải không dệt có bền không? 

Vải không dệt có thể có độ bền tương đối cao và phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau, nổi bật Needle-Punched Nonwoven (được sản xuất qua quá trình đâm kim) và Spunbond Nonwoven (được sản xuất bằng việc chung chảy sợi nhựa kéo và ép). 
 
Ngoài ra còn tùy thuộc độ bền của vải không dệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng nguyên liệu của vải không dệt là gì, phương pháp sản xuất ra sao, cấu trúc của vải và cách sử dụng. 
 
Với những thông tin về bài viết trên mà Thương hiệu KOS Shop đã cung cấp, hy vọng bạn có thể giúp hiểu hơn về vải không dệt và những ứng dụng trong cuộc sống của vải không dệt là gì, để có thể vận dụng được những kiến thức này trong đời sống thực tiễn nhé!  
 
Xem thêm: 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
kosshop.vn

Bảo hành toàn cầu 2-10 năm

kosshop.vn

Hàng hiệu chính hãng

kosshop.vn

Freeship từ 1500k

kosshop.vn

Bảo hành phụ kiện vĩnh viễn