Vải gió là gì? Các loại vải gió được ƯA CHUỘNG NHẤT hiện nay

Nội dung bài viết

  • 1. Vải gió là gì? Tìm hiểu về vải gió
  • 2. Các loại vải gió phổ biến
  • 2.1. Phân loại vải gió theo bề mặt
  • 2.2. Phân biệt vải gió theo nhu cầu
  • 3. Cách chọn vải gió
  • 3.1. Cách chọn vải gió theo mùa
  • 3.2. Cách chọn vải gió theo khu vực
  • 4. Bảo quản vải gió đúng cách
  • 5. Một số thông tin khác liên quan đến vải gió
  • Vải gió có bền không?
  • Vải gió có ủi được không?
  • Vải gió có đắt không?

Vải gió là gì? Một thắc mắc của khá nhiều người khi lựa chọn mua sắm trang phục. Vậy, bài viết dưới đây KOS SHOP sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về vải gió cúng như cách chọn vải gió.

1. Vải gió là gì? Tìm hiểu về vải gió

Vải gió có chất liệu làm bằng sợi PVC hoặc sợi nylon, được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc vì có khả năng chống nước và cản gió nhưng không thấm mồ hôi và khá bí nếu mặc lúc thời tiết nóng. 

Vải gió được sử dụng nhiều trong thời trang thu đông như áo gió, quần gió… Ngoài ra, vải gió còn được sử dụng làm lớp vải bên ngoài của áo phao, áo khoác. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về da pu thì đọc qua bài viết này nhé.

2. Các loại vải gió phổ biến

2.1. Phân loại vải gió theo bề mặt

  • Vải gió lì hay vải gió trơn: Có bề mặt mịn, được dệt bằng các sợi vải mỏng để có bề mặt hoàn hảo và lì nhất. Vải gió trơn có nhiều màu sắc. Có ưu điểm là cản gió, không bị nhăn, chống bụi bẩn. Giá thành hợp lý, thường được chọn để may áo gió đồng phục.

  • Vải gió gân: Có bề mặt gồ lên, dày hơn vải gió lì. Bề mặt có các đường gân giúp vải khó bị bám bẩn, có tính thẩm mỹ, nhìn sang trọng hơn. Vải gió gân có khả năng chống thấm nước, chống gió tốt.

  • Vải gió trám: Một số loại có dệt hoa văn nên khi may đồng phục hay áo gió rất đẹp. Ngoài ra, vải còn có hiệu ứng bởi các sợi tơ tằm nên tạo cảm giác thanh lịch hơn. Vải gió trám có giá thành khá đắt đỏ nên các bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn trong may mặc.

  • Vải gió nhũn: Có bề mặt mỏng, dễ bị sun, nhăn khi in nhiệt nên rất ít khi được sử dụng trong may mặc. Thường chúng được dùng để may lớp bên ngoài của áo phao siêu nhẹ hoặc áo khoác siêu mỏng để cố định bông hay lông vũ bên trong.

2.2. Phân biệt vải gió theo nhu cầu

  • Vải gió lụa: Nhắc đến lụa người ta sẽ nghĩ ngay đến bề mặt mịn, nhẹ và mát thích hợp cho làn da nhạy cảm, đảm bảo được sự bền đẹp nên các sản phẩm từ vải gió lụa là sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng. Một số sản phẩm vải gió lụa phổ biến trên thị trường hiện nay như áo khoác đồng phục, áo chống nắng… 

  • Vải poly gió: Vải poly gió là sự pha trộn giữa sợi polyester và sợi nilon. Chúng thường được dùng để may áo khoác, đồ lót hoặc chất liệu đệm. 

  • Vải kaki gió hay kaki polyester: Đây là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp. Đặc trưng của loại vải này là ít co giãn nhưng có khả năng kháng nước tốt. Do đó, thường được sử dụng để may balo, túi xách, áo da… Bên cạnh đó, vải kaki gió lại thấm hút mồ hôi kém và giặt giũ lâu khô hơn các loại vải khác.

3. Cách chọn vải gió

3.1. Cách chọn vải gió theo mùa

  • Mùa mưa: Các loại vải gió được làm từ nylon, polyester, polyurethane đáp ứng tốt các yếu tố như chống nước, cản gió và có tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng trong các tháng mưa.

  • Mùa nóng: Việt Nam là nước có khí hậu khá ẩm và oi bức. Một chiếc áo được may từ vải gió cotton hay linen là một sự lựa chọn khá hoàn hảo. Với chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút tốt, các loại vải này đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong các mùa nắng nóng.

3.2. Cách chọn vải gió theo khu vực

  • Miền Bắc: Màu đông miền Bắc có nhiệt độ khá thấp, nên lựa chọn những loại vải có khả năng giữ giữ ấm tốt. Vải tricot chính là sự lựa chọn tối ưu nhất vì chúng có khả năng giữ ấm tốt, kháng khuẩn, mau khô, có tính thẩm mỹ cao, giá thành lại rẻ.

  • Miền Trung: Miền Trung có thời tiết khắc nghiệt, bên cạnh đó có mùa mưa lũ gây nhiều khó khăn. Thế nên, những sản phẩm làm từ vải poly gió hay vải gió lì có khả năng chống nước tốt, mau khô. Khi trời lạnh, lựa chọn các sản phẩm vải tricot có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể.

  • Miền Nam: Ở miền Nam thời tiết có 2 mùa nắng và mưa nên được chú tâm việc chống nắng và chống thấm nước nhiều hơn. Do đó, KOS đề xuất cho bạn một số loại vải chống thấm nước, chống bụi tốt như vải poly gió, vải gió lì… 

4. Bảo quản vải gió đúng cách

Vải gió được làm từ chất liệu khó nhăn nhưng bạn không nên vò hay cuộn áo lại. Khi giặt vải gió bạn cần lưu ý:

  • Nên giặt bằng tay ở nhiệt độ phù hợp từ 25-30 độ C, không dùng nước quá nóng để giặt.

  • Không dùng chất tẩy mạnh khi giặt vải gió.

  • Lộn trái khi phơi.

Tìm hiểu thêm về da thuộc ở bài viết này nhé.

5. Một số thông tin khác liên quan đến vải gió

Vải gió có bền không?

Bạn không cần phải lo ngại về độ bền của vải gió. Bạn có thể sử dụng nó trong vài năm nhưng vẫn giữ được form áo như ban đầu.

Vải gió có ủi được không?

Câu trả lời là . Nhưng bạn không nên ủi trực tiếp mà nên sử dụng miếng lót phía trên, hoặc bạn có thể sử dụng bàn là chuyên dụng để ủi vải gió.

Vải gió có đắt không?

Tùy thuộc vào từng chất liệu vải mà có giá khác nhau nhưng vải gió có giá thành không quá đắt đỏ, phù hợp cho người dùng. Giá vải gió còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thương hiệu, thiết kế, khâu sản xuất… Nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và chất lượng để đảm bảo về mặt giá cả.

Vậy, KOS đã giải đáp thắc mắc vải gió là gì và các loại vải gió phổ biến, cũng như những thông tin khác liên quan đến vải gió. Các bạn hãy tham khảo để có thể chọn mua loại vải ưng ý nhất nhé. KOS SHOP hiện cũng đang có những khuyến mãi lớn về các dòng vali và balo, bạn có thể liên hệ hotline 18008050 để được tư vấn miễn phí nhé.

kosshop.vn

Bảo hành toàn cầu 2-10 năm

kosshop.vn

Hàng hiệu chính hãng

kosshop.vn

Freeship từ 1500k

kosshop.vn

Bảo hành phụ kiện vĩnh viễn