- Trang chủ
- Kinh nghiệm hay
- PHÂN BIỆT vải polyester và nylon loại vải nào dùng TỐT HƠN
PHÂN BIỆT vải polyester và nylon loại vải nào dùng TỐT HƠN
Nội dung bài viết
- 1. Chất vải Polyester như thế nào?
- 1.1 Vải Polyester là gì?
- 1.2 Nguồn gốc sợi tổng hợp Polyester
- 1.3. Quá trình hình thành vải dù Polyester
- 2. Chất vải Polyester có tốt không?
- 2.1 Ưu điểm của vải sợi Polyester
- 2.2 Nhược điểm chất liệu vải Polyester là gì ?
- 2.3 Hướng dẫn bảo quản vải Polyester
- 3. Phân loại chất liệu vải Polyester
- 3.1 Vải Polyester canvas
- 3.2 Vải rayon Polyester
- 3.3 Vải kaki Polyester
- 3.4 Vải lụa Polyester
- 4. Ứng dụng phổ biến của vải Polyester
- 4.1 Ngành may mặc
- 4.2 Công nghiệp
- 4.3 Vali, balo
- 5. Tổng quan vải Nylon
- 5.1 Chất vải Nylon là gì?
- 5.2 Nguồn gốc của sợi Nylon
- 6. Vải Nylon có tốt không ?
- 6.1 Ưu điểm nổi bật của Nylon
- 6.2 Nhược điểm
- 7. Ứng dụng của vải Nylon trong cuộc sống hiện nay
- 8. Phân biệt vải Polyester và Nylon
Nội dung bài viết
- 1. Chất vải Polyester như thế nào?
- 1.1 Vải Polyester là gì?
- 1.2 Nguồn gốc sợi tổng hợp Polyester
- 1.3. Quá trình hình thành vải dù Polyester
- 2. Chất vải Polyester có tốt không?
- 2.1 Ưu điểm của vải sợi Polyester
- 2.2 Nhược điểm chất liệu vải Polyester là gì ?
- 2.3 Hướng dẫn bảo quản vải Polyester
- 3. Phân loại chất liệu vải Polyester
- 3.1 Vải Polyester canvas
- 3.2 Vải rayon Polyester
- 3.3 Vải kaki Polyester
- 3.4 Vải lụa Polyester
- 4. Ứng dụng phổ biến của vải Polyester
- 4.1 Ngành may mặc
- 4.2 Công nghiệp
- 4.3 Vali, balo
- 5. Tổng quan vải Nylon
- 5.1 Chất vải Nylon là gì?
- 5.2 Nguồn gốc của sợi Nylon
- 6. Vải Nylon có tốt không ?
- 6.1 Ưu điểm nổi bật của Nylon
- 6.2 Nhược điểm
- 7. Ứng dụng của vải Nylon trong cuộc sống hiện nay
- 8. Phân biệt vải Polyester và Nylon
Polyester bản chất là một chất liệu vải được làm từ một loại sợi tổng hợp và có những đặc điểm ưu việt như chống nhăn, bụi bẩn, đặc biệt lại có tính thẩm mỹ cao. Còn vải Nylon là một chất liệu sợi tổng hợp polymer có thành phần, nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về cách phân biệt vải Polyester và Nylon thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

1. Chất vải Polyester như thế nào?
Giữa vô vàn loại vải tự nhiên tại sao Polyester vẫn được ưu ái sử dụng đến tận bây giờ mặc dù nó là vải tổng hợp nhân tạo. Để trả lời cho câu hỏi này thì đầu tiên chúng ta cần phải nắm rõ khái niệm của nó.
1.1 Vải Polyester là gì?

Vải Polyester là cách để gọi những loại vải được làm bằng sợi Polyester. Bản chất của Polyester là một loại nhựa, các sợi Polyester được tạo ra qua phản ứng trùng ngưng của axit cacboxylic hai chức với ancol hai chức và bao gồm các dạng cơ bản đó là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.
1.2 Nguồn gốc sợi tổng hợp Polyester
Vải Polyester là một loại sợi tổng hợp được nghiên cứu bởi John Rex Whinfield và James Tennant Dickson vào năm 1941. Sau đó, loại vải này được sử dụng phổ biến tại nước Mỹ vào những năm 1970 bằng thước phim quảng cáo và poster treo đầy ở khắp nơi và trên đó miêu tả rằng vải Polyester là một loại sợi tổng hợp có đặc tính siêu bền và khi làm bất cứ gì đều không bị nhăn, bạn có thể mặc nó liên tiếp đến ngày thứ 68 ngày mà không cần ủi lại nhưng trông vẫn rất mới.
Cho đến hiện tại ngày nay, vải Polyester vẫn được rất nhiều người yêu thích vì khả năng chống nước, tính ứng dụng cao và độ bền của nó. Bên cạnh đó, vải Polyester còn được pha trộn thêm với các thành phần, nguyên liệu khác để cho ra một chất liệu vải làm cho bụi bẩn khó bám vào và chống nhăn một cách có hiệu quả.
1.3. Quá trình hình thành vải dù Polyester
Các quy trình sản xuất ra vải dù Polyester trải qua rất nhiều công đoạn và nghiêm ngặt. Nếu không thực hiện đúng thì sẽ làm hỏng đi cả một quá trình và sẽ không thu được sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Phản ứng trùng hợp
Khi cho 2 chất là dimethyl terephthalate với ethylene glycol có thêm chất xúc tác và đun nóng ở nhiệt độ 50-210 ° C thì khi đó phản ứng hoá học diễn ra, từ đó tạo nên một hợp chất là Monomer.
Sau đó, hợp chất Monomer sẽ tiếp tục được mang đi cho phản ứng với Axit Terephtalic và đun nóng ở nhiệt độ cao khoảng 280 ° C. Lúc này, chất Polyester thu được thì sẽ được đùn qua một cái khe để tạo thành các dải Polyester
Bước 2: Sấy khô
Sau khi thu được các dải Polyester, nó sẽ được làm sấy khô và làm mát để chất liệu giòn hơn. Sau đó, người ta mang nó đi cắt thành nhiều mảnh vụn và sấy khô thêm một lần nữa để chắc chắn rằng sợi Polyester thành phẩm có chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn.
Bước 3: Đùn sợi
Ở bước này, người ta mang các mảnh Polyester mang đi nấu chảy ở nhiệt độ cao khoảng từ 260 đến 270 độ C để thu được một hỗn hợp dung dịch đặc sánh. Sau đó, người ta sẽ cho dung dịch Polyester trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau.
Người ta thường dựa vào mật độ lỗ trong ổ phun để xác định kích thước của sợi. Sau đó, người ta sẽ cho các sợi nhỏ được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau tạo thành những sợi đơn. Ngoài ra, nhằm gia tăng đặc tính cho sợi Polyester, người ta có thể thêm bớt nhiều loại chất liệu, hóa chất khác nhau vào hỗn hợp để hạn chế một số nhược điểm của sợi Polyester nguyên bản như làm chất chống tĩnh điện, kháng khuẩn, kháng cháy,… trong quá trình đùn sợi
Bước 4: Kéo sợi
Khi mới đùn sợi thì nó sẽ có độ mềm và rất nóng, người ta có thể dễ dàng kéo dãn những mảnh Polyester thành những sợi có chiều dài gấp nhiều lần so với ban đầu. Khi chúng ta kéo sợi Polyester càng giãn nhiều thì độ dày và đường kính của nó sẽ càng nhỏ. Người ta thường dựa vào độ mềm cứng của sợi Polyester thành phẩm cuối cùng để đưa ra quyết định ở bước này.
Bước 5: Cuốn sợi
Sau khi hoàn thành, sợi Polyester sẽ được người ta cuộn vào một ống lớn và chuẩn bị cho khâu dệt vải.
2. Chất vải Polyester có tốt không?

Có rất nhiều bạn thường thắc vải sợi Polyester có tốt và khi dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng hay không? Đây cũng là vấn đề thắc mắc khá là phổ biến và được rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ quan tâm đến. Để có câu trả lời về các câu hỏi trên thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu đến ưu và nhược điểm của nó.
2.1 Ưu điểm của vải sợi Polyester

– Khả năng chống nhăn
Đây là điểm tuyệt vời của sợi Polyester mà các loại vải khác như vải bố, vải nylon,... không có. Dù bạn có giặt nhiều lần đi chăng nữa thì đối với vải Polyester vẫn không có hiện tượng nhăn hoặc vải bị co dãn giống như các loại vải khác. Do đó, khi mua chăn gối hay áo quần thì vải Polyester luôn được ưu tiên lựa chọn vì có độ bền theo thời gian và luôn mới như ban đầu.
– Dễ dàng làm sạch
So với các loại vải khác thì lại cực kỳ dễ dàng làm sạch khi bị dính bẩn hoặc do bụi bẩn bám lâu ngày. Bởi vì loại vải này có bề mặt láng bóng và không thấm nước nên các loại bụi bẩn hay thức ăn, đồ uống lỡ có dính lên cũng không sao, chúng ta cũng có thể lấy nước hoặc khăn ướt lau chùi lên các vết bẩn ấy thì vẫn sạch như thường.
– Độ bền màu cao
Vải Polyester có độ giữ màu rất tốt. Chính vì khả năng giữ màu tốt nên người ta thường sử dụng vải Polyester để sản xuất áo quần, chăn, gối, nệm,... Do đó, bạn có thể tha hồ giặt mà không sợ đồ của mình bị phai màu hoặc cũ kĩ đi.
– Không thấm nước
Vì vải Polyester được làm từ các sợi Polyester nên nó có đặc tính là không thấm nước. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng nó một cách thoải mái khi đi mưa mà không cần sợ đồ của bạn bị ướt nhé !
– Cách nhiệt tốt
Ngoài ra, ưu điểm nữa của vải Polyester còn có khả năng cách nhiệt. Với ưu điểm này, khi sử dụng nó làm chăn, ga, gối, nệm thì khi dùng vào mùa đông sẽ rất ấm hơn.
– Giá cả tiết kiệm
Đối với giá cả thì vải Polyester có giá rất rẻ hơn so với các loại vải khác trên thị trường nên được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn cho gia đình của mình. Đồng thời, tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc mua sắm đồ dùng vô cùng hiệu quả.
2.2 Nhược điểm chất liệu vải Polyester là gì ?
Giống như những loại vải khác thì ngoài ưu điểm ra thì vải Polyester cũng tồn tại nhược điểm :
- Vải Polyester có xu hướng tích điện khiến cho tóc hoặc lông tay, lông chân dựng lên. Nếu chạm vào người khác rất có thể sẽ gây ra các hiện tượng sốc tĩnh điện.
- Mặc nóng và thấm hút mồ hôi không tốt bằng các loại khác.
- Gây 1 số kích ứng da hoặc châm chích làn da.
2.3 Hướng dẫn bảo quản vải Polyester
Đối với những loại vải khác phải tốn công cầu kỳ trong khâu bảo quản và giặt giũ thì cách bảo quản vải Polyester lại vô cùng đơn giản hơn. Nhưng với loại vải này, bạn chỉ cần giặt bằng máy giặt hoặc ngâm nước sau đó xả lại bằng nước sạch là được
Lưu ý: Bạn không nên giặt áo quần bằng máy giặt ở chế độ mạnh hoặc giặt bằng nước nóng vì nó có thể làm giảm đi chất lượng của vải trong quá trình sử dụng.
3. Phân loại chất liệu vải Polyester

3.1 Vải Polyester canvas
Đó là sự kết hợp của hai loại vải Polyester và canvas nên nó sẽ có một số đặc tính vượt trội đó là khả năng hút ẩm nhanh, chất vải mềm mịn, độ co dãn tốt, giữ màu bền và đặc biệt là giá thành rẻ nên được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích.
Ngoài ra, với những ưu điểm tuyệt vời ở trên nên vải Polyester canvas thường được dùng để làm túi xách, cặp balo, túi đựng dụng cụ học tập,…
3.2 Vải rayon Polyester
Rayon là một loại sợi bán tổng hợp và được tạo thành từ các nguyên liệu thô tự nhiên. Khác với vải Polyester thì loại vải rayon Polyester lại có xu hướng co lại, mau nhăn và dễ rách hơn do được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như sợi bông. Chính vì vậy, cách bảo quản và làm sạch loại vải này cũng phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Với những ưu điểm vượt trội nên nó thường dùng làm để làm áo đầm, váy, khăn quàng cổ, khăn trải giường, rèm cửa, đồ nội thất,...
3.3 Vải kaki Polyester
Vải kaki Polyester cũng là một loại được làm từ sợi tổng hợp, đặc biệt với thành phần đặc trưng là etylen. Loại vải này có đặc điểm là co giãn kém và thấm hút mồ hôi kém nên lâu khô vào mùa mưa. Do tính năng chống thấm nước nên nó thường được dùng làm balo, túi xách, quần áo, đồng phục nhà hàng, ...
3.4 Vải lụa Polyester
Vải lụa Polyester là vải hiện đại kết hợp Polyester và lụa nên nó cũng có đặc tính kháng bụi, không thấm nước của Polyester và độ mềm mịn của lụa. Ngoài ra, đây cũng là loại vải cao cấp thường được vua chúa ngày xưa sử dụng, giá cả rất đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người chọn mua.
4. Ứng dụng phổ biến của vải Polyester

4.1 Ngành may mặc
Vải Polyester là loại vải có độ bền và giữ màu cực tốt nên thường được sử dụng trong ngành may mặc, ví dụ như: may chăn, ga, gối, nệm, quần áo…
4.2 Công nghiệp
Vải Polyester có đặc tính kháng khuẩn, chống ố, không thấm nước, còn được dùng trong sản xuất vật liệu cách nhiệt, vật liệu cách nhiệt, vải công nghiệp, ...
4.3 Vali, balo
Ngoài những công dụng nêu trên, vải Polyester còn được dùng làm vali kéo, balo, do không hút ẩm, không thấm nước, dễ khô khi giặt hoặc đi ngoài mưa nên được nhiều người chọn mua vì sự tiện lợi của nó.
5. Tổng quan vải Nylon
5.1 Chất vải Nylon là gì?

Vải Nylon thực chất là một loại nhựa được làm từ dầu thô, sau quá trình xử lý và hóa chất sẽ tạo ra sợi thun rất bền, sau đó sẽ được kéo thành các sợi vải Nylon.
Ngoài ra, vải ni lông còn có tên gọi là poliamit. Nó được tạo ra bởi phản ứng hóa học của cacbon trong than đá và dầu thô dưới môi trường áp suất cao và nhiệt độ cao.
5.2 Nguồn gốc của sợi Nylon
Sợi Nylon được công ty Du Pont sản xuất năm 1935. Nhận bằng sáng chế vải Nylon vào năm 1938 Vải Nylon ban đầu được sản xuất để thay thế các loại vải lụa khan hiếm trong Thế chiến thứ hai. Đây là lý do tại sao loại vải Nylon này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong tất cả các lĩnh vực sản xuất khác nhau cho đến tận ngày nay, chẳng hạn như: quần, túi Nylon, thảm trải bàn, ...
6. Vải Nylon có tốt không ?
Câu trả lời cho câu hỏi này là có. Bởi lẽ, vải Nylon là một loại vải có độ bền rất cao và co giãn tốt nên bạn có thể yên tâm mua để sử dụng nhé!
6.1 Ưu điểm nổi bật của Nylon
- Nylon đàn hồi cao: Độ đàn hồi tốt có thể giúp bạn mặc thoải mái hơn mà không gò bó cơ thể. So với các loại vải khác thì vải sẽ rất cứng và thô, đặc biệt là không có độ co giãn nên lựa chọn quần áo bằng chất liệu Nylon sẽ là một lựa chọn tốt.
- Diệt trừ nấm và côn trùng: Vải Nylon còn có đặc tính chống nấm mốc và vi khuẩn có hại xâm nhập gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, giúp hạn chế bệnh tật và bảo vệ cơ thể tốt nhất khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Tính thẩm mỹ tốt: Vải ni lông có độ bền cao, bề mặt vải sáng mịn mang giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra, với đặc điểm như vậy, các loại sản phẩm khác có thể dễ dàng nhào nặn để thích ứng với thị trường tiêu thụ.
- Chống ẩm: Vải Nylon có khả năng chống thấm nước nên chống ẩm mốc, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
- Dễ nhuộm màu: Dễ nhuộm màu giúp tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, có tính thẩm mỹ tốt đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.
6.2 Nhược điểm
So với vải Polyester, vải Nylon cũng có một số nhược điểm như:
- Vải Polyester không có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên nên nếu thải ra môi trường, nó có thể là chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Ngoài ra, trong quá trình sản xuất vải Nylon còn sinh ra khí nitơ oxit, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Với tính không thấm nước nên khi mặc vải Nylon sẽ khá là nóng lúc vào mùa hè, khả năng hút ẩm mồ hôi kém nên gây ra mùi hôi khó chịu cho người sử dụng
- Vải Nylon có tính co giãn cao nên khi sử dụng nhiều lần hoặc giặt quá mạnh tay thì sẽ làm giảm đi chất lượng của vải như vải bị co giãn nhiều hơn, làm mất tính thẩm mỹ cho sản phẩm
7. Ứng dụng của vải Nylon trong cuộc sống hiện nay

Vải Nylon có rất nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất và do có độ bền cao, khả năng kháng nước và tính thẩm mỹ tốt nên được sử dụng dùng để làm dây thừng,lưới đánh cá, dù, các sản phẩm hàng dệt kim đàn hồi hoặc được trộn thêm với sợi len để gia tăng độ bền của chất liệu này hơn.
8. Phân biệt vải Polyester và Nylon
Vải Polyester | Vải Nylon |
|
|
Dựa vào những đặc điểm trên, chúng ta có thể thấy vải Polyester có nhiều ưu điểm và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với vải Nylon nên bạn có thể cân nhắc khi mua các sản phẩm làm từ chất liệu này. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp tiết kiệm một phần chi phí mua sắm cho gia đình của bạn. Hy vọng bài viết trên đây KOS SHOP có thể cung cấp cho bạn một số thông tin về cách phân biệt vải Polyester và Nylon một cách đầy đủ nhất và một số ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày.