Kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt

Nội dung bài viết

  • Cầm máu vết thương
  • Cố định gãy tay chân
  • Sơ cứu say nắng, ngất xỉu
  • Ngăn độc rắn cắn
  • Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước
  • Những việc không nên làm khi sơ cứu người gặp nạn
  • Vật dụng sơ cấp cứu không thể thiếu khi đi phượt

Khoảng vài năm trở lại đây phong trào đi phượt đang dần trở nên phổ biến và là xu hướng du lịch mới. Xu hướng này không chỉ phát triển trong cộng động giới trẻ mà cả người đam mê những cung đường ở mọi lứa tuổi. Khi đi xa như thế rủi ro luôn là điều mà chúng ta cần phải cân nhắc đầu tiên. Và kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt là điều tiên quyết mà bất kì một phượt thủ nào cũng phải biết. Hôm nay hãy cùng KOS SHOP khai phá những điều cần biết về kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt nhé.

Cầm máu vết thương

Tình huống: đấy là khi bạn và nhóm phượt đang trong cuộc thám hiểm rừng sâu và phải chèo qua một vách đá khá cao, không may một thành viên trong nhóm đã bị trượt chân, máu chảy đầm đìa xung quanh bạn chỉ là rừng xanh. Vậy sau khi dìu người bạn ra khỏi vùng nguy hiểm bạn cần làm gì tiếp? Cùng Kos shop tìm hiểu cách thực hiện dưới đây để trang bị cho mình những kinh nghiệm đi phượt một mình hay cả nhóm an toàn nhất. 

Cách cầm máu vết thương hiệu quả

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên chính là sát trùng vết thương, rửa nhanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn như oxy già, cồn y tế,...

Bước 2: Sau đó lấy một chiếc khăn sạch/ vải sạch hoặc một miếng băng y tế đủ dày và ấn chặt vào vết thương để ngăn chặn dòng chảy của máu.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế đấy đến khi máu ngừng chảy.

Trong trường hợp xấu nếu máu không ngừng chảy và nạn nhân bắt đầu có dấu hiệu choáng váng vì mất máu nhiều. Lúc này bạn phải bình tĩnh tiếp tục giữ yên tư thế, ấn thật chặt vết thương. Giơ phần chân lên cao giữ thấp phần đầu để tránh nạn nhân bị shock.

Cố định gãy tay chân

Tình huống: trong lúc đang leo núi một thành viên không may trượt chân, bám không chặt nên bị ngã từ trên cao xuống. Ngoài những vết thương trầy xước trên da thì dường như đôi chân của người bạn ấy đang rất đau và không thể cử động được. Có nguy cơ đã bị gãy xương. Vậy trong tình huống này chúng ta cần làm gì ?

cách cố định chân tay khi bị gãy

Cách thực hiện: Cố định kịp thời cho phần xương bị gãy ở tay hoặc chân sẽ giúp hạn chế đau đơn, tai biến cho nạn nhân.

Bước 1: Giữ chặt tay hoặc chân đang bị gãy ở tư thế bất động. Hành động này sẽ giúp nạn nhân bớt đau, tránh phát sinh nguy hiểm, vết thương lành nhanh hơn.

Bước 2: Nếu là trường hợp gãy xương cẳng chân thì hãy lấy ngay 2 nẹp bằng gỗ hoặc tìm bất kì hai thanh gỗ nào đó ở xung quanh có kích thước phù hợp.

Bước 3: Đặt 2 thanh gỗ tìm được vào mặt trong và ngoài của chi bị gãy.

Bước 4: Dùng băng để cố định lại.

Bạn cũng thực hiện tương tự các bước trên cho trường hợp bị gãy cẳng tay. Đặt 2 thanh gỗ ở mặt trước và mặt sau cẳng tay. Buộc dây hoặc băng để cố định cẳng tay và bàn tay. Dùng dây treo cẳng tay vòng qua cổ một góc 90 độ so với thân.  

Sơ cứu say nắng, ngất xỉu

Tình huống: Khi cả nhóm đang đi vào rừng để cắm trại thì vì thời tiết quá nắng và nóng. Một người trong nhóm bổng đổ nhiều mồ hôi, có hiện tượng choáng váng, mặt mũi tái xanh dần rồi ngã xuống đất. Đây chính là những dấu hiệu của say nắng, ngất xỉu. Vậy khi gặp trường hợp này kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt nên tiến hành ra sao?

Cách sơ cứu khi bị say nắng nhanh chóng

Cách thực hiện:

Bước 1: Bế nạn nhân đến sạch sẽ có cây cối xung quanh

Bước 2: Nâng chân nạn nhân lên cao

Bước 3: Quan sát nhịp thở, đảm bảo không gian xung quanh thoáng đoãn, không khí trong lành

Bước 4: Đợi đến khi nạn nhân tỉnh táo, đỡ nạn nhân ngồi dậy

Bước 5: Cho nạn nhân uống chút nước.

Nếu rơi vài trường hợp nạn nhân lâu hồi phục, thì hãy đỡ nạn nhân ngồi dậy rồi yêu cầu nạn nhân cuối đầu xuống giữa hai đầu gối, hít thở sâu. Có thể thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Ngăn độc rắn cắn

Tình huống: Cả nhóm của bạn có một chuyến đi phượt ở Đà Lạt hay một nơi nào đó khác. Trong khi đang cắm trại ở phía trong rừng sâu bổng dưng, một con rắn xuất hiện bất ngờ và tấn công một thanh viên ở gần nó rồi chạy đi ngay. Vậy trong tình huống này chúng ta nên tiến hành sơ cứu như thế nào?

Sơ cứu rắn độc cắn khi đi phượt

Cách tiến hành:

Bước 1: Để nạn nhân ngồi yên. 

Bước 2: Phong tỏa khu vực xung quanh đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bước 3: Người bị cắn nhất định không được di chuyển, không cử động bộ phận bị rắn cắn vì nếu di chuyển sẽ giúp nọc độc lan ra nhanh hơn.

Bước 4: Xác định nạn nhân bị rắn độc hay rắn thường cắn. 

  • Nếu là rắn độc nạn nhân sẽ có một số biểu hiện như: nuốt khó, mờ mắt, sụp mí, trào đờm,...
  • Đối với rắn lục sẽ gây rối loạn đông máu, xuất huyết
  • Rắn hổ sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, suy hô hấp, ngừng thở,..

Bước 5: Tiến hành sơ cứu

  • Nếu là rắn hổ cắn nhanh chóng buộc garô phía trên, cách vết cắn 3-5cm. Nên dùng dây có bản to, càng to càng tốt để giảm nhiều tổn thương nhất có thể. Vệ sinh vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Rồi dùng dao rạch rạch vết thương thành hình chữ thập có chu vi từ 1-2cm. Nặn máu độc ở vết thương. Cuối cùng là đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Còn nếu là nhóm rắn lục tuyệt đối không được buộc garo, không hút máu và cũng không rạch. Bởi vì những hành động sẽ khiến bệnh nhân dễ bị hoại tử, rạch rộng vết thương sẽ làm chảy nhiều máu hơn không cầm được. Với trường hợp này chúng ta chỉ có thể tẩy nọc, băng ép, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Sự sống của nạn nhân sẽ phụ thuộc vào tốc độ, độ bình tĩnh khi xử lý tình huống của các bạn.

Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước

Tình huống: Cả nhóm đang tận hưởng buổi cắm trại tuyệt vời bên bờ suối thơ mộng, không may có một thành viên không có kỹ năng bơi trượt chân té xuống lòng suối khá sâu. Vậy trong tình huống này nhóm phượt thủ cần làm gì đây ?

Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước

Cách thực hiện:

Bước 1: Sau khi cứu nạn nhân lên bờ, đặt nạn nhân xuống mặt phẳng cứng.

Bước 2: Ngửa cổ nạn nhân ra sau.

Bước 3: Đặt một tay lên trán nạn nhân. 

Bước 4: Bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái

Bước 5: Người chịu trách nhiệm cấp cứu hít một hơi thật sâu sau đó áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh 2 hơi đầy.

Bước 6: Sau đó vùng ngực nạn nhân sẽ có hiện tượng phình lên, rồi tự xẹp xuống sau khi vùng ngực xẹp người cấp cứu thực hiện thổi hơi lần 2. Làm đến khi nào nạn nhân tỉnh

Trong trường hợp tim nạn nhân bị ngừng đập hãy tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với lúc thực hiện hô hấp nhân tạo.

Tiến hành xoa bóp như sau:

Bước 1: người hỗ trợ cấp cứu đặt 2 bàn tay chòng nhau lên lòng ngực nạn nhân.

Bước 2: dùng ức bàn tay nhấn lên phần dưới của xương ức.

Lưu ý: Nếu số người hỗ trợ cấp cứu là 1 nhịp độ nhấn nên là 80 lần/ 1 phút, xen kẽ giữa 2 lần thổi ngạt là 15 lần nhấn tim. Trong trường hợp có 2 người hỗ trợ cấp cứu thì cứ 5 lần nhấn tim thì có 1 lần thổi ngạt.

Những việc không nên làm khi sơ cứu người gặp nạn

Trong kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt, có một số điều các bạn không nên làm như sau:

  • Không được bối rối mất bình tĩnh, cố gắng kiểm soát tâm lý ổn định nhất có thể.
  • Hãy làm nhanh nhưng không vội, không làm ẩu.
  • Không la lối, lớn tiếng vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân cũng như những người xung quanh .
  • Không tự cố gắng chữa trị vết thương, lưu ý các bạn chỉ nên sơ cứu tại chỗ để bệnh nhân có thể an toàn trên đường đến cơ sở ý tế gần nhất.
  • Không bất chấp vết thương, dù vết thương lớn hay nhỏ bạn vẫn phải xử lí kĩ càng và phải sẵn sàng dừng cả chuyến đi để đưa nạn nhân đến nơi chữa trị chuyên nghiệp.

Vật dụng sơ cấp cứu không thể thiếu khi đi phượt

Ngoài những kiến thức về kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường phượt thì trước mỗi chuyến đi các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sơ cấp cứu. Phòng trường hợp không may gặp nạn chúng ta có đầy đủ đồ vật cần thiết để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân. Những công cụ sơ cấp cứu không thể thiếu khi đi phượt là:

  • Bạn cần một chiếc balo du lịch cao cấp bền bỉ riêng chuyên dùng để chứa các vật dụng sơ cấp cứu.
  • Một bộ sơ cứu ý tế sẵn có. Hiện nay ở những nhà thuốc tây lớn có bán các bộ sơ cấp cứu được làm sẵn sẽ nhiều kích cỡ phù hợp cho số lượng người cần dùng.
  • Ngoài ra bạn có thể tự thiết kế cho nhóm mình 1 bộ sơ cấp cứu theo nhu cầu riêng như sau:
  • Các loại băng dán cá nhân, băng gạc, băng thể thao, băng dán điều trị để ngăn ngừa phồng rộp
  • Các loại thuốc viên: Ibuprofen, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc viêm kháng acid, thuốc chống tiêu chảy, chất điện giải
  • Vật dụng cơ bản: chiếc nhíp, gương nhỏ, kéo nhỏ, lưỡi dao cạo hoặc dao y tế
  • Các vật dụng khác: bộ dụng cụ điều trị khi bị ong chích, dụng cụ phòng ngừa ve bọ, khăn sát khuẩn, gel trị bỏng/ phỏng, nẹp, vải băng bó

Ở trên là những điều cần biết về kỹ năng cấp cứu khi gặp tai nạn trên đường đi phượt. KOS SHOP mong sẽ mang lại hữu ích cho các phượt thủ và cả những bạn đam mê bộ môn này. Đi phượt là một cách thức du lịch khá mạo hiểm hãy có sử chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, vật dụng cần thiết và cả tinh thần để đối diện với những điều khó khăn mà bộ mạo hiểm nhưng lại vô cùng cuốn hút này mang đến nhé. 

kosshop.vn

Bảo hành toàn cầu 2-10 năm

kosshop.vn

Hàng hiệu chính hãng

kosshop.vn

Freeship từ 1500k

kosshop.vn

Bảo hành phụ kiện vĩnh viễn