Kinh nghiệm phượt trong mùa mưa bão đảm bảo AN TOÀN trọn vẹn
Nội dung bài viết
- 1. Lên kế hoạch chi tiết trước chuyến đi
- 2. Kiểm tra thời tiết trước khi khởi hành
- 3. Chuẩn bị đủ vật dụng cần thiết
- Hành lý
- Thiết bị điện tử và phụ kiện chống nước bảo vệ
- Chuẩn bị xe và kiểm tra xe
- Túi thuốc y tế dự phòng
- Giày chuyên dụng đi phượt
- 4. Luôn giữ ấm cơ thể, đảm bảo nhiệt độ
- 5. Mẹo di chuyển trên đường mùa mưa bão
- Mẹo di chuyển cho người đi bộ
- Mẹo di chuyển cho người đi xe đạp, xe máy
- Mẹo di chuyển cho người đi ô tô
- 6. Áp dụng bí quyết hong khô quần áo nhanh
- Xem thêm
Nội dung bài viết
- 1. Lên kế hoạch chi tiết trước chuyến đi
- 2. Kiểm tra thời tiết trước khi khởi hành
- 3. Chuẩn bị đủ vật dụng cần thiết
- Hành lý
- Thiết bị điện tử và phụ kiện chống nước bảo vệ
- Chuẩn bị xe và kiểm tra xe
- Túi thuốc y tế dự phòng
- Giày chuyên dụng đi phượt
- 4. Luôn giữ ấm cơ thể, đảm bảo nhiệt độ
- 5. Mẹo di chuyển trên đường mùa mưa bão
- Mẹo di chuyển cho người đi bộ
- Mẹo di chuyển cho người đi xe đạp, xe máy
- Mẹo di chuyển cho người đi ô tô
- 6. Áp dụng bí quyết hong khô quần áo nhanh
- Xem thêm
Đi phượt trong những năm gần đây đã trở thành một trong những sở thích, phong trào và niềm đam mê của các bạn trẻ. Những chuyến đi phượt giúp bạn có thêm được rất nhiều trải nghiệm và tích lũy thêm được những kinh nghiệm sống cũng cách xử lý các tình huống. Nhưng việc đi phượt này cũng nguy hiểm đến tính mạng, không phải ai cũng có được các kỹ năng và sức khỏe tốt để đi phượt. Vì vậy hôm nay KOS Shop sẽ chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm đi phượt trong mùa mưa bão đảm bảo AN TOÀN và trọn vẹn giúp các bạn hiểu được thêm, những thông tin hữu ích cho một chuyến đi phượt trong mùa mưa bão.
1. Lên kế hoạch chi tiết trước chuyến đi
Kinh nghiệm đi phượt nói chung và đi phượt trong mùa mưa bão nói riêng đầu tiên và thực sự cần thiết là lên kế hoạch chi tiết trước chuyến đi, phải xác định những đặc điểm cụ thể để có thế xác định cho một chuyến đi hoàn hảo. Những điều này giúp bạn thu hẹp lại các lựa chọn và điểm đến cho chuyến đi phượt của mình.
>>> Xem thêm : Bài học của những chuyến phượt “xuyên” đêm Hà Nội
- Thời gian mà bạn có:
Nếu như các bạn bị hạn chế về thời gian, bạn phải chọn ra những tuyến đường mà bạn đi phượt vừa đủ trong khoảng thời gian mà bạn có. Việc tiếp theo bạn cũng sẽ cần phải xác định được quãng đường mà bạn đi một ngày trung bình là được bao nhiêu để biết được bạn có thể hoàn thành một chuyến đi phượt của mình trong khoảng thời gian mà bạn có đủ để trải nghiệm hay không.
- Quãng đường bạn muốn phượt:
Là quãng đường mỗi ngày mà bạn sẽ đi để hoàn thành chuyến đi phượt. Nếu như quãng đường bạn đi được càng ít thì số ngày mà bạn sẽ phải rong ruổi trên đường sẽ lâu hơn.
- Khu vực mà bạn lựa chọn:
Bạn chỉ có một mình và muốn đi phượt vào một ngày nghỉ cuối tuần, hãy lựa chọn một địa điểm gần nhất, để bạn có thể có thể tiết kiệm thời gian lái xe và giành được nhiều thời gian hơn để khám phá nơi đó. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn một nơi nào đó mà bạn muốn đến hoặc có điều kiện môi trường và khí hậu mà bạn yêu thích.
- Quy mô của chuyến đi:
Nếu bạn dự định đi một mình, bạn có thể làm chủ được về thời gian và tốc độ di chuyển của mình, địa điểm để nghỉ ngơi và nơi bạn dừng chân để qua đêm. Nếu đi cùng những người khác, bạn có thể sẽ phải điều chỉnh lại tốc độ di chuyển của các thành viên chậm nhất trong nhóm của mình. Nếu không còn cách nào khác, bạn có thể giúp đỡ người đó bằng cách giảm tải trọng hành lý của họ bằng việc mang dùm các vật dụng…
2. Kiểm tra thời tiết trước khi khởi hành
Để có một chuyến đi phượt an toàn nhất. Điều đầu tiên bạn cần chú ý đến là thời tiết. Đó là những yếu tố quyết định đến đồ đạc bạn chuẩn bị, thời gian bạn đi, và những lưu ý cần thiết cho chuyến đi phượt của mình.
Nếu một chuyến đi phượt mà bạn đã lên kế hoạch từ trước việc đặt phòng... Để rồi tới ngày khởi hành đối diện với bão, áp thấp khiến mưa tầm tã nhiều ngày không dứt! Hẳn nhiên lúc ấy bạn sẽ cảm thấy không vui, cả những người theo bạn cũng mất hứng chả kém vì chả lẽ đi phượt trong thời tiết mưa tầm tã?
Vậy trước chuyến đi phượt ít nhất vài ngày tới bạn nên xem dự báo thời tiết trên TV hay tại trang web dự báo thời tiết để biết được thời tiết dự đoán cho hiện tại cũng như những ngày sau đó mà bạn muốn đi phượt.
3. Chuẩn bị đủ vật dụng cần thiết
Để có một chuyến đi phượt hoàn mỹ việc cần thiết là phải chuẩn bị vật dụng tùy thân để phòng được những tình huống khi xảy ra, bên dưới đây là một vài gợi ý đánh giá là khách quan nhất mà các bạn muốn đi phượt cần quan tâm và chú ý.
Hành lý
Việc chuẩn bị hành lý cho một chuyên đi phượt, đầu tiên thay vì một chiếc vali cồng kềnh khó mang vác, bạn nên có một chiếc balo đẹp chống thấm để bỏ những đồ cần thiết mang theo như:
- Quần áo mang theo tùy thuộc vào thời gian chuyến đi dài hay ngắn và nên mang những bộ đồ gọn nhẹ, dễ giặt và dễ gấp gọn.
- Mang theo một bộ áo mưa nhẹ và một ít túi nilon, sẽ rất có ích cho các bạn trong nhiều việc đấy!
- Tốt nhất là mang theo một đôi giày thể thao đi bộ nhưng phải nhẹ để giảm trọng tải của hành lý và mang theo một đôi dép xốp hoặc nhựa, thêm một chiếc mũ vải nhẹ...
- Mang thêm một khăn tay nhỏ bỏ túi cho tiện dụng kèm theo khẩu trang. Nếu trong một chuyến đi dài kéo ra vài ngày bạn đừng có quên mang theo đồ vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, nước rửa tay khô...
- Tiếp theo là đừng quên mang theo các giấy tờ tùy thân bỏ trong balo nhé các bạn.
- Nên mang theo một ít đồ ăn khô và nước uống để có thể bổ sung năng lượng cho một ngày dài khi đi phượt. như lương khô, bánh ngọt...
>>> Tìm hiểu thêm: Chọn mua balo đi phượt phù hợp
Thiết bị điện tử và phụ kiện chống nước bảo vệ
Khi bạn mang theo một vài đồ điện tử thì cần phải được bọc kín trong túi chống nước và mang bên mình. Đặc biệt đừng quên mang theo sạc pin điện thoại và máy ảnh, pin dự phòng... và một chiếc máy sấy nhỏ để sấy đồ bị ẩm ướt nhé.
Chuẩn bị xe và kiểm tra xe
Chuẩn bị cho việc đi phượt là bạn trang bị chiếc xe của mình thật là tốt đúng không ạ. Ngay bên dưới đây là một chút kiến thức về việc chuẩn bị xe và kiểm tra xe mà bạn cần phải xem.
Kiểm tra vỏ lốp xe
Nếu lốp xe của bạn đã chạy quá số km quy định cũng như bề mặt lốp đã xuất những vết bào mòn thì việc bạn nên thay một đôi lốp mới là điều cần thiết. Thay thế ruột hoặc xăm nếu chiếc xăm đang sử dụng đã dùng khá lâu hoặc từng bị vá. Điều này khá là quan trọng khi đi phượt xe của bạn vận hành liên tục trên đường dài, nhiệt độ lốp xe sẽ tăng lên và khiến cho xăm và lốp của bạn rất dễ bị nổ.
Kiểm tra hai phanh trước và sau
Trước khi vận hành xe thì hệ thống phanh luôn là yếu tố mang tính quyết định cho độ an toàn. Chính vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng nếu má phanh có bị mài mòn thì bạn phải thay phanh mới để đảm bảo được sự an toàn của bản thân, bạn có thể kiểm tra tốc độ hãm của phanh xem có nên sử dụng hoặc thay mới.
Việc đặt tầm hãm của phanh bạn hãy tự tay làm việc này để có được vị trí tay phanh và chân phanh đúng theo tư thế ngồi và thói quen của bạn nhất.
Kiểm tra xích của xe
Kiểm tra độ chùng của xích. Xích được coi là trùng khi độ dao động cao, thấp lớn hơn 20mm . Bạn cần phải quan sát cần tăng xích ở hai bên của càng xe thật kỹ, bạn cảm thấy ốc trục bánh sau tiến về phía sau có nghĩa là xích của bạn đã hết tầm để tăng xích, vậy lúc này các bạn nên thay cho xe một chiếc xích mới.
Kiểm tra dầu máy
Nếu các bạn thay dầu máy cho xe khá lâu hoặc đã gần đến ngày bảo dưỡng thi các bạn phải đi thay dầu máu mới cho xe để tránh tình trang hết dầu gây ra nóng máy và làm xe bị hư hỏng trên đường đi phượt.
Kiểm tra thống điện và giảm xóc trên xe
Việc kiểm tra đèn trước và sau công thêm đèn xi nhan là yếu tố cần thiết khi bạn đi phượt trên một quãng đường dài. Việc ra tín hiệu bằng đèn trong trường hợp này có tác dụng lớn hơn rất nhiều hơn với cách ra hiệu bằng còi cũng như dùng tay. Kiểm tra các tín hiệu đèn đảm bảo đèn còn hoạt động tốt.
Kiểm tra bộ phận giảm xóc của một chiếc để tránh xảy ra hiện tượng rung, lắc và tròng trành khi đi ở tốc độ cao hoặc khi đi vào những đoạn đường xấu.
Kiểm tra đồ sửa chữa cho xe
Bình thường trên mỗi một chiếc xe máy nhà sản xuất đề trang bị một túi đồ sửa chữa nhỏ. Hãy kiểm tra và lau sạch sẽ những đồ sửa chữa này. Và đừng quên dàng một góc của Balo của bạn để đựng một vài chiếc Bugi mới, xăm xe, đồ phụ tùng tháo lắp. Cần chú ý thêm là nên mang theo một chiếc chìa khóa dự phòng bỏ trong balo nhé để tránh tình trạng khi mất chìa khóa các bạn có chìa khóa khác để sử dụng xe nhé.
Túi thuốc y tế dự phòng
Để chuẩn bị cho một chuyến đi phượt thì hãy mang theo một túi thuốc y tế dự phòng. Chẳng ai nói trước được điều gì sẽ xảy ra trong chuyến đi phượt. Để dự phòng những tình huống như bị vấp ngã gây ra trầy xước, hay bị mất máu, đuối sức…
Bạn có thể chuẩn bị và mang theo những phụ kiện đơn giản như băng, gạc, miếng dán ego, bông, băng dính, oxy già, thuốc đỏ… Mang thêm một vài số thuốc đau bụng, thuốc giảm đau, hạ sốt, Oresol hay trà gừng trong trường hợp bạn hoặc thành viên bị cảm hoặc tụt huyết áp.
Giày chuyên dụng đi phượt
Bạn đi phượt mà chọn địa điểm phải di chuyển thường xuyên và đi bộ khá nhiều, các bạn cần chuẩn bị giày chuyên dụng đi vượt hoặc giày vải, thể thao mềm, đế bằng để dễ đi lại và leo trèo. Còn bạn mang giày cứng hay giày cao gót sẽ khiến chân các bạn bị phồng rộp, lúc đó chân bạn sẽ di chuyển khó khăn hơn vậy bạn sẽ không thể tận hưởng niềm vui của một chuyến đi phượt.
Và nhớ rằng luôn mang theo một đôi nhựa đề phòng khi ướt giày có thể sử dụng. Thời tiết mà thay đổi xấu thì khuyên các bạn nên tạm dừng chuyến đi để đảm bảo an toàn cho bản thân.
4. Luôn giữ ấm cơ thể, đảm bảo nhiệt độ
Đi xe máy trong thời tiết mưa gió rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế bạn cần mang theo một bình đựng nước nóng nhỏ, theo kinh nghiệm của những người đi phượt đều chứng thực rằng nước là một cách tuyệt vời để giữ nhiệt cơ thể. Các bạn càng có nhiều nước trong cơ thể càng dễ dàng giữ ấm. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước khi đi phượt trong mùa đông cũng như mùa hè, có thể mang theo một ít đồ ăn vặt như kẹo gừng, nước gừng để giữ ấm nhiệt độ cho cơ thể.
5. Mẹo di chuyển trên đường mùa mưa bão
Mẹo di chuyển cho người đi bộ
- Bạn không nên sử dụng ô để đi dưới trời mưa vì rất dễ ướt, dễ thu sét và dễ bị gió thổi tung. Bạn nên sử dụng áo mưa bộ vừa an toàn, chống ướt tốt.
- Trong thời tiết mưa mà bạn vẫn đang di chuyển trên đường đi phượt thì nên đi dép nhựa để tránh nước ướt giày và ngấm nước vào chân. Còn về thiết bị điện tử bạn có thể bỏ trong balo chống nước hoặc túi nilon để tránh nước làm hư hỏng. Tránh đi lại dưới những tán cây...
>>> Xem thêm: Đi phượt cần chuẩn bị những gì và những thứ KHÔNG THỂ THIẾU
Mẹo di chuyển cho người đi xe đạp, xe máy
- Khi trong thời tiết mưa bão bạn không nên lái xe, trừ khi trường hợp thực sự cần thiết. Bạn phải luôn chú ý quan sát các biển báo các chướng ngại, và đường đi của xe, chạy xe với tốc độ chậm để phản ứng kịp thời.
- Nên đi tránh xa những vùng bị ngập nước, trong trường hợp không có lựa chọn bạn phải xem xét xe có bị ngập ống hay không. Như vậy sẽ gây ra tình trạng chết máy
- Đặc biệt không nên chạy song song với xe lớn tránh tình trạng mất tầm nhìn và không kiểm soát được, luôn bật đèn xe để bạn có thể thấy tầm nhìn rõ hơn và giúp các lái xe khác thấy bạn. Khi lưu thông không nên dùng đèn pha khi có xe chạy đối diện việc này sẽ gây ra tai nạn nguy hiểm cho cả hai bên khi lưu thông.
Mẹo di chuyển cho người đi ô tô
- Bạn không nên lái xe với tốc độ cao gây ra mất tập trung và làm ảnh hưởng đến những phương tiện di chuyển xung quanh. Không nên đỗ xe ô tô dưới các tán cây lớn đề phòng cây đổ, cành rơi.
- Không nên đi vào khu vực nước bị ngập sâu quá sàn xe, tránh nước thấm vào động cơ cũng như các bộ phận khác của xe.
- Khi xe bị chết máy không nên cố khởi động lại xe, việc bạn cần làm lúc này là gọi cho đội cứu hộ giao thông để kịp thời khắc phục và xử lý nhanh nhất.
6. Áp dụng bí quyết hong khô quần áo nhanh
Khi bạn đi phượt trong thời tiết mưa bão thì việc quần áo và đôi giày sẽ bị ẩm ướt là điều không thể tránh khỏi, khi bạn mang một bộ quần áo, giày ướt sẽ cảm thấy khó chịu và dễ bị lạnh gây ra bị cảm.
- Khi bạn dừng chân và nghỉ ngơi hãy nhét nhiều báo hoặc giấy vệ sinh đầy trong giày để hút ẩm nhanh hơn và dùng máy sấy sấy cho đôi giày được khô.
- Còn về quần áo các bạn có thể mang đi giặt hoặc vắt quần áo cho ra hết nước và có thể kiếm một chỗ treo... Để phơi quần áo. Tiếp theo chúng ta dùng máy sấy sấy cho quần áo nhanh khô hơn.
Với những chia sẻ từ KOS Shop hi vọng các bạn đang, chuẩn bị đi phượt để tìm cảm giác mới lạ, sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình đặc biệt những kinh nghiệm đi phượt trong mùa mưa bão sắp đến.
[kosproducts_shortcode ids="2785,2839,2841,2837,2834,2584,2572"] [kosproducts_shortcode ids="2826,2825,2737,2705,2100"]